Tiếng
Ðàn Trong Bức Tranh Tố Nữ
Như tiếng
nhạc khuya trong gió nhẹ
Ðàn
ai bi oán vẳng khe rèm
Vang vang dư hưởng
như dòng lệ
Ðang chảy
âm thầm bên má em.
LNV
– Có lần người viết (NV)
tản bộ trong bãi đậu xe của một
trung tâm thương mại vùng Hoa Thạnh
Ðốn - thấy một thanh niên da đen
vác "cần xé" quần áo đang
băng qua trước mặt. Ngay lúc đó,
một bộ đồ trong cần xé rơi
xuống mà anh ta không hay biết, vẫn
rảo bước băng qua lối dành
cho người đi bộ!
NV vội lượm
bộ đồ lên và lớn tiếng
kêu anh ta. Cũng may con đường
thẳng góc với hướng đi
không rộng lắm, nên thanh niên quay
lại. NV giơ bộ đồ lên, anh ta trở
lại nhận, nói lời cảm ơn
rồi quay đi. VN tự hỏi, sự
việc nhỏ mọn vừa xảy ra, phải
chăng có bàn tay xếp đặt của
Ðấng Tối Cao? Nếu trước
đó, NV không quên mang theo chìa khóa
P.O. Box của một Post Office gần nhà mà
phải trở lại nhà để lấy,
ắt đã đến Bưu Ðiện
trước khi chàng thanh niên làm
rớt bộ quần áo. Sự việc
NV có mặt ngay lúc bộ đồ rớt
để lượm lên, gọi trả,
tuy là một sự việc hầu như
không đáng kể, nhưng nó là
cả một quá trình (processus) dài dặc.
Trước đó, người viết
đã trải qua không biết bao nhiêu
"công phu" di chuyển, để có thể
đến từ nước Việt Nam
xa xôi, qua bao tiểu bang, bao thủ tục để
được cư trú ngay địa
phương này. Rồi ngày hôm đó,
vào giờ đó, đã qua
bao nhiêu "nhân duyên" mới có
dịp gặp chàng thanh niên.... Ðây
phải chăng là cái "duyên" trong vòng
tao ngộ?
Nếu vậy,
cái chết oan khiên của một ca nữ
trong Phường Hát Ðông Ðô
thành Thăng Long xưa, theo câu chuyện
mà người viết từng được
nghe kể và ghi lại sau đây, phải
chăng cũng do những mối duyên
chồng chất tự ngàn xưa góp
lại?
Dù phải
hay không, dù câu chuyện "mua vui" này
chẳng có chút nào được
xác tín – chuyện kể mà -, người
viết cũng xin ghi lại hầu bạn đọc.
HNL.
* * *
Hôm ấy, Sinh
đeo tráp đứng chờ đò
ngang ven tả ngạn sông Hồng để
qua Khu Văn Miếu gặp cụ Tú Cự
Vượng, như Cụ đã căn
dặn chàng sau lần gặp trước.
- Thầy Khóa!
Mũi đò
vừa lao tới, giọng nói khá
quen thuộc của cô lái khiến Sinh hơi
lúng túng. Lần nào qua đò,
Sinh cũng được cô lái vồn
vã chào hỏi. Nhưng không phải
là những câu chào hỏi xã
giao thông thường. Sinh cảm nhận
trong lời cô nói với mình,
có ẩn ý riêng tư, tuy không có
gì rõ rệt.
- Sao chưa có
lần nào Cô Khóa đi theo Thầy
Khóa?
Vừa ngồi
vào mạn đò đã nghe cô
lái hỏi, nhưng Sinh không trả lời.
Chàng biết là cô lái này
chanh chua lắm, thường chòng ghẹo
mình, tuy chưa bao giờ thốt lời
thiếu lễ độ. Vậy cứ im
lặng là... vàng, đâu cần tranh
hơn thua với cô. Bà con đi đò
hầu như tán thành thái độ
của Sinh. Ai nấy đều như lơ đãng
không để vào tai những lời
cô lái nói với Sinh.
- À! Em biết
rồi, hay là thầy Khóa chưa có..
cô Khóa!
Thấy Sinh vẫn
im lặng, cô tiếp:
- Thì ra Thầy
Khóa đang ngấp nghé ái nữ
của Cụ Tú Cự Vượng!
...
Ðò cập
bến, sau khi cột giây vào chiếc cọc
đóng sẵn, cô lái nhìn Sinh rảo
bước lên đê, nói với
theo:
- Nhớ cho
em gửi lời thăm Lương tiểu
thư nhé, Thầy Khóa!
Lương tiểu
thư mà cô lái đò vừa
nói đây là con gái duy nhất
của cụ Tú Cự Vượng. Cô
lái đò ranh mãnh này không
hiểu sao cũng biết là cụ Tú
có ái nữ. Nhưng cô nói
Sinh đang ngấp nghe Lương tiểu thư
là không đúng. Sinh tuyệt nhiên
không có ý này. Sinh chỉ thoáng
thấy tiểu thư vài lần trong suốt
mấy năm đến hầu thăm cụ
Tú. Do vậy mà Sinh mong được
gặp cô một lần, nhưng dịp may chưa
đến.
Một hôm, sau
mấy tiếng đồng hồ đàm
đạo, hai thầy trò mải mê câu
chuyện, ngay trong bữa cơm thanh đạm,
nên quên là đã quá canh Hai.
Cụ Tú giữ Sinh ở lại qua
đêm, vì giờ đó đâu
còn đò ngang qua bên kia sông Hồng
nũa.
Sáng hôm
sau, trước khi lạy biệt cụ để
ra về, Sinh được cụ tặng bức
tranh Tố Nữ này.
Nguyên là
trong lễ Thượng Nguyên tại Ðền
Ngọc Sơn, Sinh được gặp lại
Cụ Tú sau mấy năm cụ về Thái
Bình dạy học. Cụ Tú coi Sinh như
con, vì Sinh là thứ nam Cụ Tú
Hà Ðông, bạn đồng khoa của
cụ.
Hai bác cháu
cùng đọc câu đối trong đền
Ngọc Sơn:
- Lâm thủy,
đăng sơn, nhất lộ tiệm nhập
giai cảnh;
- Tầm nguyên,
phỏng cổ, thử trung vô hạn phong
quang.
(Xuống nước,
lên non, một lối vào dần cảnh
đẹp,
Tìm nguồn,
hỏi cũ, trong đây lắm vẻ phong
quang)
Cụ bảo Sinh:
- Thử trung
mà đối với nhất lộ,
có hơi ép, nhưng ý thì thật
hay.
Ðến câu:
- Ðạo hữu
chủ trương, Ðẩu Bắc văn
minh chi tượng;
- Nhân đồng
chiêm ngưỡng, Giao Nam lễ nhạc
chi đô.
(Ðạo có
chủ trương, nền móng văn minh
Ðẩu Bắc;
Người
đều chiêm ngưỡng, kinh đô
lễ nhạc Giao Nam).
Cụ bảo Sinh:
- Lễ nhạc!
Tự ngàn xưa, Cha Ông ta từng
nói, đại ý: danh không chánh
thì ngôn không thuận; ngôn không
thuận thì Lễ Nhạc phế bỏ; Lễ
Nhạc phế bỏ thì người dân
không còn chỗ nương nhờ.
Từ khi người Pháp đặt
nền bảo hộ trên xứ này,
tuy Văn Miều còn, nhưng Lễ Nhạc
đâu được như xưa nữa...
rồi cụ tiếp:
- Bữa nay
có món ăn thanh đạm của miền
quê mới đem ra, cháu ghé bác
ăn cơm chiều, luôn tiện bác cho
cháu xem bức tranh TỐ NỮ mà
Làng Tranh Kinh Bắc mới tặng bác.
Ðêm đó,
trong lúc trà dư, tửu hậu, hai bác
cháu ngồi trên tràng kỷ, Cụ
chỉ tay vào bức tranh treo trên tường,
bảo Sinh:
- Vốn là
4 bức, nhưng sau lần bị cơn hỏa
hoạn, người quen của Bác chỉ
còn lại bức này: thiếu nữ
đang gảy đàn. Bác cho rằng
đây cũng là một loại tranh Lễ
Nhạc. Ta cứ mường tượng
đang được nghe tiếng đàn
réo rắt, véo von, cũng thấy trong
lòng thanh thản.
Sáng mai, bác
tặng cháu bức tranh này. Khung cảnh
của cháu phù hợp với tranh
hơn là bên này. Vì nhà cháu
gần ven sông, vào những đêm
Thu trăng sáng, gió lộng từ mặt
sông thổi vào, cháu ngắm tranh với
cõi lòng thanh khiết, nếu có duyên,
cháu có thể nghe được tiếng
vô thanh trong không giới!..
* * *
Qủa nhiên,
Sinh nghe tiếng đàn từ khe rèm
vẳng lại. Ðưa mắt nhìn qua bức
bình phong, Sinh chợt nhận ra, tiếng đàn
không phải từ phía ngoài vang
lại, mà hình như ở đâu
đây, ngay trong căn phòng này. Thốt
nhiên Sinh nhìn lên bức tranh Tố
Nữ treo trên tường, lung linh dưới
ánh đèn dầu.. Lắng tai nghe, Sinh
cảm nhận được tiếng đàn
quả được phát ra từ
bức tranh này... Sinh định thần
lại, cho rằng mình đang trong tình trạng
giữa thực và mê!…
Sinh ngồi dậy,
đăm đăm nhìn bức tranh
chuyển động. Rõ ràng thiếu
nữ cầm đàn bằng tay trái,
nhẹ bước ra khỏi khung tranh
- Tiện thiếp
kính chào tiên sinh!
Sinh đứng
lên, nghiêng mình đáp lại lời
chào của người đẹp:
- Không dám,
xin chào cô nương!
Sinh chỉ tay vào
chiếc đôn đối diện bên
án thư:
- Xin mời
cô nương an tọa.
Thiếu nữ
không nề hà, kéo vạt áo ngồi
xuống.
Sinh tiếp lời:
- Tiểu sinh được
cô nương giáng lâm, không biết
có điều chi chỉ giáo?
Cô gái nhỏ
nhẹ:
- Chỉ giáo
thì không dám, tiện thiếp ra đây
để cáo biệt tiên sinh!
Sinh ngạc mhiêm:
- Cáo biệt?
Ở đây có điều gì
khiến cô nương không được
hài lòng?
- Thưa tiên
sinh, thiếp đã mãn nhiệm tại
địa phương này...
Thấy Sinh như
ngơ ngẩn tiếc nuối, thiếu nữ
lại lên tiếng:
- Nếu có
duyên, tiện thiếp sẽ được
cùng tiên sinh tái kiến.
Sinh chợt nhớ
ra điều gì:
- Cô nương
vừa nói là mãn nhiệm tại
địa phương này, có thể
cho tiểu sinh biết là nhiệm vụ gì
không?
- Câu chuyện
này có liên quan đến tiên
sinh...
- Tiểu sinh chưa
hiểu ý cô nương. Chẳng hay chuyện
liên quan dế tiểu sinh này, là họa
hay phúc đây?
Người
đẹp thẳng thắn:
- Nếu là
phúc thì không phải họa. Nếu
là họa thì khó tránh. Phúc
hay họa còn tùy vào số mạng
của tiên sinh. Ðiều chắc chắn
là nếu tiên sinh muốn vì tha nhân,
thì đây là cơ hội tốt.
- Xin cô nương
chỉ giáo, tiểu sinh cần phải làm
gì?
* * *
. . .
Nguyên là
Lương tiểu thư đang bị một oan
hồn đòi trả món nợ ...
tình. Dù cho tiểu thư không phải
người cố ý gây ra món
nợ này. Hồn oan là ca nữ
của một phường hát dạo.
Trong một buổi
hát chầu vào dịp lễ Ðức
Hưng Ðạo Ðại Vương, Phường
Hát Ðông Ðô có một ca
nữ dùng thuốc độc tự
tử ngay sau đêm hát. Thiên hạ
đồn rằng cô gái bị thất
tình, mà tình địch của cô
lại chính là Lương tiểu thư,
ái nữ của cụ Tú Cự
Vượng! Thực ra, Lương tiểu
thư không hề hay biết chàng trai đang
theo đuổi mình lại là người
yêu của cô gái vô danh trong Phường
Hát Ðông Ðô. Dù cho có
nhiều mai mối tới lui nhà cụ
Tú, nhưng cụ Tú chưa có quyết
định về hôn nhân của ái
nữ. Về phần Lương tiểu thư
thì nhất định là phải vâng
lời cha mẹ "đặt đâu con
ngồi đấy", còn trong chỗ riêng
tư, nàng chưa hề có tình ý
gì với chàng trai, mà cũng
chưa hề gặp mặt chàng lần nào.
Rất đáng
tiếc, ca nữ dại dột sớm
tuyệt vọng nên đã tìm cái
chết cho thoát nợ đời
vì cho rằng mình không xứng đáng
bằng Lương tiểu thư! Cô ta trước
khi chết vẫn còn oán hận Lương
tiểu thư và nguyện kiếp sau sẽ
đòi món nợ tình này!
Mộ của cô nằm trong nghĩa trang làng
Nhì, có sáu chữ Hán ghi trên
tấm bia: Thứ Nữ Ðoàn
Thị Chi Mộ.
Khoảng một
năm, sau khi cô gái bất hạnh nằm
xuống, có những đêm Lương
tiểu thư nằm mơ thấy lãng đãng
một bóng hình thiếu nữ mặc
toàn đồ trắng lướt đến
bên giường và lên tiếng
đòi mạng! Cụ Tú Cự Vượng
tuy không tin câu chuyện kể, nhưng thấy
con gái ngày càng xanh xao, vàng vọt,
đành buộc lòng phải để
Cụ Bà lên Ðền Ngọc Sơn
xin cúng Sao, giải hạn. Cụ Bà còn
được đem con gái xuôi vùng
đồng bằng để dâng cho Bà
Chúa Liễu, trong một đại lễ
ở miền giáp ranh hai tỉnh Ninh Bình
và Thanh Hóa.
Bữa kia, có
người học trò cũ đem bức
tranh Tố Nữ (trong bộ tứ bình
đã bị cháy ba bức) đến
biếu, cụ đem treo ngoài phòng khách
là nơi trưng bày nhiều tranh Dân
Gian xưa, nay do các nghệ nhân Việt vẽ
và in mộc bản.
Rồi tự
nhiên Lương tiểu thư bớt dần
mộng mị. Người nhà Cụ Tú,
có kẻ bàn tán cho là sở
dĩ tiểu thư giảm bệnh là do kết
quả việc cúng Sao giải hạn; người
thì cho là do kết của của việc
dâng Cô cho Ba Chúa Liễu.
Chỉ có Lương
tiểu thư là cảm nhận được
sự phù hộ thiếu nữ trong
bức tranh treo trên tường.
Bởi vì
sau khi tranh được đem đi, những
cơn ác mộng lại hành hạ Lương
tiểu thư, khiến gia nhân trong gia đình
cụ Tú xôn xao. Lời bàn tán
đến tai Sinh, nên chàng dự định
là sẽ xin hầu chuyện cụ Tú
để trình bày ý nguyện. xin trả
lại bức tranh để Lương tiểu
thư được giảm bệnh.
. ...
* * *
Và bây giờ,
người trong tranh vừa ngỏ ý
từ biệt Sinh.
- Thì ra cô
nương đã biết là sáng
mai tiểu sinh sẽ đem bức tranh qua bên
cụ Tú Cự Vượng. Tiểu sinh
làm như vậy chính là phù hợp
với tâm ý của cô nương
muốn cho tiểu sinh vì Lương tiểu
thư mà...
Thiếu nữ
thở dài:
- Cảm ơn
tiên sinh có hảo ý. Nhưng tiện
thiếp đã nói rằng hết nhiệm
vụ ở địa phương này,
bao gồm cả khu vực tả và hữu
ngạn sông Hồng. Ðến giữa
giờ Tý, bức tranh sẽ không
còn là nơi mà tiện thiếp nương
thân nữa. Vì thế, tiên sinh có
đem tranh trả lại cụ Tú hay không,
cũng không còn tác dụng nào
nữa. Hẳn tiên sinh đã hiểu
ý tiện thiếp. Do vậy mà chính
tiên sinh mới là người
"giải oan" cho Lương tiểu thư, chớ
không phải tiện thiếp nữa!
Thấy Sinh vẫn
còn chưa minh bạch, cô gái chậm
rãi:
- Cõi Trên
có cơ huyền diệu, tiện thiếp
không thể tiết lộ. Chỉ xin khuyên
tiên sinh là, nếu cụ Tú có
yêu cầu tiên sinh làm điều
gì vì ái nữ của cụ, mong
tiên sinh sẽ không nề hà.
- Tiểu sinh có
liên quan gì đến chuyện riêng
tư của Lương tiểu thư, thưa cô
nương?
- Có mối
giây ràng buộc vô hình. Nói
cách khác, tiên sinh từng co ùmón
nợ phải trả cho cô gái bất
hạnh của Phường Hát Ðông
Ðô. Cô ấy cứ nhè Lương
tiểu thư là người không vay
để đòi trả. Tiên sinh làm
điều gì cho Lương tiểu thư,
cũng tức là trả nợ xưa
cho ca nữ vậy...
Nói xong, thiếu
nữ nghiêng mình cúi đầu
chào Sinh. Trái với ý nghĩ
của sinh là cô sẽ bước
vào bức tranh, thiếu nữ lại
bay lướt ra phía ngoài. Từ
đó, không bao giờ Sinh còn
nghe tiếng đàn phát ra từ bức
tranh Tố Nữ nữa!
* * *
Sau lần Sinh hầu
chuyện cụ Tú Cự Vượng,
không ai còn thấy Sinh xuất hiện hai
bên tả và hữu ngạn sông
Hồng!
Mộtù môn
sinh của cụ Tú, trong dịp đến
thỉnh an , đã trình với cụ,
rằng vào buổi Lễ tại đền
Kiếp Bạc mới đây, ông
ta đã trông thấy một nhà sư
có khuôn mặt và dáng dấp giống
hệt Sinh, đứng trên Trai Ðàn.
Cụ Tú chỉ
mỉm cười.
Hoàng Ngọc
Liên
|