HOA ÐÁ
Nhớ
nhau
xin nhớ tình dân tộc,
Lẳng
lặng mà xem Ðá Nở Hoa.
Hai câu
thơ trên đây của Cố Thượng
Tọa Thích Thanh Long mà tôi đã
ghi trong bài "Nhà Sư Của Tôi (*) là
do "Ông Cụ" đọc cho mấy anh em tù
nghe tại trại "cải tạo" Thanh Phong, huyện
Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa, vào năm
1980.
Hồi
đó, hầu như tôi không thắc
mắc gì về chuyện đá nở
hoa, chỉ coi là "Ông Cụ" vui miệng đọc
vậy thôi. Trong đầu tôi, không
mấy tin tưởng vào chuyện Ðá
có thể nở Hoa như thực vật.
Nhưng
mới đây, được anh Vân
Paul, một ông bạn ở Ðất
Tình Nhân, - tức thủ đô
Hoa Thạnh Ðốn, nói theo Anh Con Trai Bà
Cả Ðọi, tức Công Tử
Hà Ðông, bút danh của Hoàng
Hải Thủy – cho đi xem Skyline Caverns gần
Washington DC Area, chỉ cách Front Royal trên Ðường
340 một dặm, vô Interstate 66 rồi Exit 13 –.
Skyline Caverns
là một trong vài nơi trên thế
giới mà ta có thể thấy các
đóa hoa do Ðá nở ra, còn
gọi là "Hoa Lan Của Vương Quốc
Khoáng Chất". Những đóa
hoa này như thách đố với
trọng lực, dàn trải khắp các
hướng của trần động mà
sự tăng trưởng chỉ ước
chừng một inch trong bảy ngàn năm,
theo bản thuyết minh của người
hướng dẫn.
Tôi
đã được thấy tận mắt,
những Hoa Ðá trên các trần
động, như những nhũ thạch
ở Vịnh Hạ Long VN.
John, hướng
dẫn viên "tour" là một thanh niên rất
trẻ. Theo John thì cứ khoảng bảy
ngàn năm, hoa đá mới nở
thêm chừng một inch!
Tay cầm
chiếc đèn bấm soi các ngách
và trần động, – anh ta, nói liên
hồi các bài "tủ", - mỗi ngày
2 xuất -, luôn mỉm cười, hòa
nhã trả lời các câu hỏi
du khách nêu ra. Thông thường
thì John đi trước, đến
một điểm chuẩn, anh ta dừng lại,
chờ người khách đi chậm
nhất vừa tới phía sau mới
trình bày tiếp để tất cả
mọi người đều ghi nhận ý
nghĩa của cảnh trí. Sau đó,
John lại đi về phía trước
đến một điểm chuẩn kế
tiếp. Nhưng khi đến một điểm
"junction" hai đoàn du khách với
hai hương dẫn viên gặp nhau, tôi
rất ngạc nhiên vì trong đoàn
bên cạnh có một khuôn mặt thật
quen thuộc mà nhất thời tôi
không thể nhớ ra là ai. Thời
gian gần đây, trí nhớ của
tôi thật kém. Lạ một điều
là, việc trước mắt thì
mau quên, nhưng chuyện ngày xưa thì
dễ nhớ. Nhưng sao tôi vẫn chưa
nhớ ra khuôn mặt thật quen thuộc
vừa kể trên đã từng
gặp ở đâu! Thế rồi khi
hết giờ quy định, khi ra khỏi
Cavern, tôi đánh bạo đến gần
"khuôn mặt thật quen thuộc" ấy, ngỏ
lời:
- Xin Bà
thứ lỗi, cho phép tôi hỏi thăm,
phải chăng Bà là người
Việt Nam?
- Ðúng
vậy, thưa ông! Rất hân hạnh được
gặp "đồng hương" trên nước
Mỹ!
- Cho tôi
hỏi thêm. Bên quê nhà, Bà ở
Sa Ðéc?
Người
đàn bà ngạc nhiên:
- Dạ!
Vậy ông là...
Tôi
reo lên:
- Ðúng
là Nguyệt rồi!
Vừa
lúc đó, thiếu nữ đi
bên bà lên tiếng:
- Bà
Ngoại, ra xe thôi!
Nguyệt
gật đầu:
- Ngoại
biết rồi.
Rồi
quay sang tôi:
- Tôi
đã ngờ ngợ ông là
... anh Thanh ngày xưa. Không dè đúng
là anh!
- Cho tôi
xin số phone được không?
Nguyệt
lắc đầu:
- Xin ...
anh cho tôi số điện thoại của
anh thì tiện hơn.
Sau khi được
tôi trao tấm danh thiếp, Nguyệt nói:
- Tôi
sẽ kêu anh. Tạm biệt!
- Tôi
mong tin Nguyệt. Tạm biệt.
* * *
Dặm
dài trăng nước Sa Giang,
Vẳng
rung tiếng nhạc, rộn ràng lời
thơ...
Về
nhà trọ, đêm ấy tôi mơ
màng thấy mình đang ở thị
xã Sa Ðéc, men theo đường
Tống Phước Hòa, vô một
con hẻm kế trường Mẫu Giáo
rồi dừng chân trước một
căn nhà kiến trúc theo lối cổ.
Có tiếng người con gái mừng
rỡ:
- Anh
Thanh!
Cô
giáo Nguyệt tươi cười bước
ra.
Tôi
vui vẻ chào cô:
- Cô
giáo mạnh giỏi?
Nguyệt
tự nhiên cầm tay tôi kéo vô
nhà:
- Anh
đến thăm không cho hay trước,
làm Nguyệt quýnh quá. Mời anh
ngồi chờ Nguyệt pha cà phê,
chỉ một lát thôi.
Tôi
ngồi xuống trường kỷ, trong lúc
Nguyệt đi vô phía trong. Nhiều năm
sống tại miền Hậu Giang, anh chàng
Bắc Kỳ mới di cư (1954) như tôi
đã quen với sinh hoạt các gia
đình miền Nam, rất cởi mở,
chân thành, không chút nào khách
sáo. Lúc nãy, Nguyệt tự nhiên
cầm tay tôi kéo vô nhà. Ðiều
này không thể xảy ra đối với
một hoàn cảnh tương tự trên
đất Bắc. Ngoài đó, dù
tình trong như đã, mặt ngoài vẫn
còn e, huống chi tôi với Nguyệt
chỉ mới gặp nhau một lần, trong
buổi lễ bế mạc niên học vừa
qua tại trường Nữ Trung Học
Sadec. Nguyệt có một cô bạn làm
giáo sư tại trường này, nên
đến tham dự cho vui lòng bạn. Tôi
đóng vai thay mặt phụ huynh học sinh vì
vợ chồng người bạn chủ
nhà trọ của tôi mắc công chuyện
không thể tham dự ngày ra trường
của đứa con gái nhỏ. Con nhỏ
ngày trước là học trò
mẫu giáo của cô giáo Nguyệt.
Nó giới thiệu Nguyệt với
tôi, lại bày đặt nói thêm,
tôi là người làm thơ, có
bài đăng báo trên Sè Goòng!
Nguyệt
tỏ ra rất chú ý đến tôi.
Nàng nói:
- Bữa
nào anh Thanh ghé em chơi, chỉ cho em cách
làm thơ sao cho được được
chút xíu. Em có một tập nhật ký,
thường ghi lại những bài
thơ... con cóc. Mong anh...
Tôi
lắc đầu:
- Không
dám đâu, cô giáo!...
Người
miền Nam rất thẳng thắn, không hề
câu nệ những tiểu tiết, nhất
là những cô gái Miền Tây
mà tôi từng gặp, thường
tỏ ra rất tin tưởng vào tư
cách của bạn bè. Do vậy mà,
tôi đã từng chứng kiến
một vài câu chuyện có kết quả
không hay, mà phần thiệt thòi bao
giờ cũng dành cho phái nữ!
Biết
vậy nên tôi thận trọng trong những
lần tiếp xúc như thế này,
với một cô gái ở một
mình trong căn nhà từ đường
của cha ông để lại. Tôi đã
được Nguyệt cho hay là ba má
cô chỉ có 2 con. Anh hai cô và cô.
Người anh lớn hơn cô trên
10 tuổi, đã tham dự cuộc kháng
chiến chống Pháp, hiện không có
tin tức gì. Cô nhất định
ở độc thân, nhận hương
hỏa và thay anh lo phần mộ của ông
bà, cha mẹ, cúng giỗ hàng năm...
Nguyệt
cầm chiếc dĩa, trên có đặt
ly cà phê đến trước mặt
tôi, dịu dàng:
- Anh
Thanh dùng cà phê!
Tôi
đỡ chiếc dĩa đặt trên
bàn:
- Cô
không uống sao?
- Em chỉ
uống nước đun sôi để
nguội. Anh cứ tự nhiên đi!
Ðể em lấy tập Nhật Ký...
Lát
sau, Nguyệt trao cho tôi một cuốn tập
hai trăm trang. Ngoài bìa có dòng
chữ: "Nhật Ký của Nguyệt".
Cô
mở cuốn tập chỉ tay vô 1 trang,
nói với tôi:
- Anh
coi bài thơ 4 câu này, sửa giùm
em.
Tôi
cầm cuốn tập, đọc những
dòng chữ nhỏ, viết nghiêng:
- Trăng
đêm một giải Sa Giang,
Mái
đầu nhuộm ánh đạo vàng
chưa phai.
Men theo
một đoạn đường dài,
Vẫn
còn vương bụi trần ai trên đời!
Tôi
nhìn Nguyệt:
- Thơ
của cô già... hơn người
và rất chỉnh. Ðâu cần sửa
nữa.
Nguyệt
lắc đầu:
- Em không
có khả năng làm thơ dài. Bài
nào cũng chỉ có bốn câu hà!
Nhưng cô đọng vô bốn câu
lại không hết ý.
Vừa
nói, Nguyệt vừa lật qua một đoạn
khác, đã đánh dấu sẵn:
- Có,
không, cũng một nỗi niềm,
Cho hay
hậu quả, tiền duyên lỡ làng.
Mênh
mông trăng nước Sa Giang,
Con thuyền
bên phía bờ ngang ngược dòng!
Và
một đoạn khác:
- Làm
sao nói được ra lời,
Nén
vô tâm khảm suốt đời
được sao?
Xin cùng
ngày tháng tiêu dao
Hoa trôi
theo giải suối đào về đâu?
Tôi
ngạc nhiên nhìn cô gái:
- Cô
có tâm sự gì, nếu coi tôi
là bạn, xin cứ giãi bày. Tôi
nghĩ rằng bạn bè tin cậy, giúp
đỡ nhau thiệt tình cũng là
điều an ủi cho chúng ta.
Tôi
thành thực nói tiếp:
- Tôi
đã có gia đình nên đối
với bạn gái bao giờ cũng
kính trọng và giữ một khoảng
cách cần thiết, Nguyệt đừng
ngại tâm sự với tôi!
Cô
gái cúi đầu:
- Không
phải em không tin anh. Nhưng anh không hiểu
được những tình cảm
u uẩn, có khi mâu thuẫn, rất khó
giãi tỏ của người con gái.
Ngay đối với chị em ruột hoặc
bạn gái thân thiết, cũng nhiều
khi không tiết lộ được. Mong
anh hiểu cho.
Tôi
mỉm cười:
- Tôi
thật không có ý chia sẻ niềm
riêng tư của Nguyệt. Ý của tôi
là, nếu Nguyệt có điều gì
cần đến, người bạn này
sẽ hết lòng.
Nguyệt
lắc đầu:
- Em đâu
có gì cần phải quấy rầy anh.
Anh không chịu sửa thơ cho em thì
...
Tôi
đỡ lời Nguyệt:
- Tôi
cũng chỉ là người mới
bước chân vào làng thơ,
đâu có khả năng sửa thơ
được. Nếu Nguyệt cần một
phương thức dễ nhớ cho một
vài quy luật thông thường của
thơ, tôi sẵn sàng ghi cho. Nhưng tôi
nghĩ không nên gò bó vào hình
thức, cứ để thơ từ
trong tâm tư thoát ra, sửa chữa
cho lời hợp với ý, dần
dần sẽ quen đi. Tôi đọc thơ
Nguyệt, thấy cái hồn thơ sống
động ở trong, vậy Nguyệt cứ
tiếp tục làm thơ cho mình và
hẳn sẽ có sự cảm thông
của người.
Ðến
đây, thấy đã nói chuyện
khá lâu, tôi lấy cớ có
công chuyện, đứng lên cáo
từ.
Nguyệt
cầm cuốn tập từ tay tôi trao
lại đặt trên bàn:
- Khi
nào rảnh, mời anh ghé chơi!
Nguyệt chỉ có một cô bạn gái,
nhưng cổ đã... sang ngang dưới
Nha Mân. Hiện thời chỉ có anh
là bạn.
Tôi
bước ra cửa, cầm lấy tay
Nguyệt:
- Cảm
ơn Nguyệt cho uống cà phê thiệt
ngon. Hẹn gặp lại!
Nguyệt
cúi đầu:
- Chào
anh Thanh.
Tôi
bước trở ra, đến lối
rẽ khuất mới quay đầu lại.
Nguyệt còn đứng trên bực
thềm, trước cửa, nhìn theo
tôi!
Tuần
lễ kế tiếp, tôi có việc trở
lại Sài Gòn. Mãi hai tháng sau, ngay
buổi chiều hôm mới trở
lại Sadec, tôi lại đến thăm Nguyệt.
Tôi gõ cửa mấy lần mà
không thấy Nguyệt ra mở, đành
về nhà trọ. Tôi cho là Nguyệt
có việc gì đó nên vắng
nhà. Nhưng cả tuần lễ, rồi
cả tháng sau, cánh cửa nhà Nguyệt
vẫn không thấy mở. Thốt nhiên
tôi có cảm giác là đã
có chuyện gì không hay xảy ra cho Nguyệt.
Nhưng tôi không có cách nào
dò hỏi tin tức về Nguyệt, ngoài
sự trả lời của cô bé
học trò con người bạn, đã
từng giới thiệu Nguyệt với
tôi:
- Cháu
đã tới trường mẫu
giáo hỏi thăm về cô Nguyệt.
Người ta cho hay là mấy tháng
nay cổ không đến lớp, mà
cũng không có đơn xin nghỉ dạy.
Học trò cổ đi tìm nhiều nơi
mà chưa có tin tức gì!
Tôi
không thể nào hiểu được
sự vắng mặt của cô gái.
Lần chót từ giã Sadec, tôi
còn đến căn nhà cũ 1 lần.
Hai cánh cửa vẫn khép kín. Nguyệt
ở đâu?
Mấy
chục năm qua, tôi không còn tin tức
gì về cô gái Sa Giang, người
bạn thơ có nhiều tâm sự thuở
nào. Nhưng tôi vẫn hình dung được
hình ảnh của Nguyệt và giọng nói
thánh thót của Nàng. Nếu Nguyệt
còn sống, dù ở hoàn cảnh
nào, tôi cũng cầu mong nàng đọc
được nhưng dòng chữ này
của người bạn ngày xưa, luôn
luôn nhớ Nàng với một
niềm trân trọng.
* * *
Cả
tuần lễ sau ngày gặp lại Nguyệt
trong Skyline Caverns , tôi càng mong, càng
mất. Nguyệt đã không kêu phone
cho tôi như đã hứa. Nhưng
tôi được nhận một bức
thư của Nguyệt. Thư chỉ có mấy
dòng chữ:
Anh Thanh,
Chúng
ta vừa tái ngộ trong hầm đá.
Với Nguyệt, việc chúng ta gặp lại
nhau chỉ thêm bẽ bàng, buồn tủi.
Ngày xưa, Anh đã đến Sa Ðéc
và bỏ đi như một luồng gió,
bất chấp cơn gió để lại
những gì ở Sa Giang. Anh nào hay
sao bao năm tháng mong tin Anh, sau bao thư từ
viết về Saigon không có hồi âm,
tim Nguyệt đã hóa đá! Nhưng
Anh không có lỗi lầm gì, chỉ
là tại Nguyệt khờ dại đi
nắm bắt một ảo ảnh. Ðến
nay thì nửa thế kỷ đã
qua. Chúng ta đều có nhưng bổn
phận khác nhau, không tiện liên lạc
nữa. Xin gửi tặng anh tấm hình
Hoa Ðá mà con cháu của Nguyệt
đã chụp được trong dịp
thăm Skyline Caverns vừa qua.
Chúc
Anh An Như Thường Lạc.
Nguyệt
Sa Giang
Tấm
hình đó, tôi đã in dưới
hai chữ HOA ÐÁ, trên đây.
Thủ
Ðô Hoa Thạnh Ðốn, tháng 9 năm
2003.
Hoàng
Ngọc Liên
(*) Tập
tản văn Viên Ðạn Cuối Cùng
(Văn Tuyển Hoa Kỳ 1999, 2001)
|