Chữ
Việt Trên Báo Việt
Thiển ý
và đề nghị của Hoàng Ngọc
Liên
Sau khi bài "Tiếng
Việt Trong Phim Tầu" được phổ
biến. Người Viết (NV) đã
nhận khá nhiều thư khích lệ. Có
bạn còn muốn đọc thêm để
giúp con em trau giồi tiếng Việt. Nhưng
trộm nghĩ một bài cũng gọi là
gợi ý niệm tổng quát đến
quý vị phụ huynh. Còn nếu muốn
đầy đủ về tất cả các
phim Trung Hoa được lồng tiếng
Việt, thì không biết phải viết
bao nhiêu bài báo nữa. Bởi
mỗi ngày các tiệm cho mướn
video tape khắp nơi đều nhận được
những sản phẩm mới.
Vậy để
đáp lòng ưu ái của quý
vị, NV xin thay đề tài. Lần này
xin bàn về "Chữ Việt Trên Báo
Việt". Ở đây, NV chỉ muốn
nói đến các báo Việt ngữ
của đồng bào tỵ nạn Cộng
sản ở hải ngoại. Còn các
báo chữ Việt khác, xin không
đề cập tới.
Sở dĩ
NV muốn minh bạch là chỉ đề
cập tới các báo Việt ngữ
của đồng bào tỵ nạn Cộng
sản ở hải ngoại, bởi với
bốn chữ tỵ nạn Cộng sản in
nghiêng, cũng đủ phân ranh với
những tờ báo chữ Việt
khác. Tuy nhiên, NV chỉ ghi sự kiện
mà không nêu xuất xứ, để
tránh ngộ nhận. Nhưng thiết nghĩ,
báo nào mà những ghi nhận nêu
ra phù hợp, xin vui lòng thể tất
cho và cũng xin coi lại các bài viết
trước khi lên máy. Con em chúng
ta, nhất là các thế hệ sau, càng
phải được những người
đi trước tránh cho những
lỗi lầm khi viết chữ Việt. Chúng
ta đã mất tất cả, chỉ còn
văn hóa truyền thống, mà chữ
Việt là vốn quý muôn đời,
mong được các phụ huynh trân
trọng truyền đạt lại cho con em. Có
người không lạc quan, nói với
NV là chỉ trong vòng chưa tới
20 năm sau, có thể sẽ không còn
sách báo chữ Việt ở hải
ngoại nữa! NV hy vọng là sự
lo ngại đó sẽ không bao giờ
xảy ra, như lời Phạm Quỳnh tiên
sinh đã nói: "Người Việt
còn, tiếng Việt còn".
Một tờ
báo của người Việt tỵ nạn
Cộng sản đăng tin "Luật Sư Ngô
Bá Thành Ðã Qua Ðời".
Bên cạnh tấm hình của người
quá vãng, có những dòng chữ
như sau:
Vào lúc
22 giờ 50, ngày 3/2 bà Ngô Bá
Thành - Phó Chủ tịch Hội Luật
gia Việt Nam, Ủy viên Ðoàn Chủ
tịch UBTWMTTQVN, nguyên Chủ nhiệm Ủy
ban Pháp luật Quốc hội, Ðại biểu
QH khóa 6,7,8,10... đã đột ngột
qua đời.
Ðọc đoạn
tin trên, quý vị có thấy giống
hệt tin đăng trên các báo của
CSVN trong Nước không? Lối viết
này lẽ ra không phải do người
viết tin cho các báo Việt ngữ
của đồng bào tỵ nạn Cộng
sản hải ngoại đặt bút! Thế
mà bản tin lại do tờ báo của
người Việt tỵ nạn Cộng sản
ở Hoa Kỳ viết! Chuyện như đùa!
Một câu chuyện
đăng báo, có đoạn sau đây
là lời của một thanh niên:
- "Cha mẹ tôi
đã bị sát hại vì đi ngược
lại quyền lợi của ban Giám Ðốc....
Dù cho có mất mạng, tôi cũng
phải trả thù cho họ!"
Chữ hoï
ở đây không chấp nhận được.
Con cái không bao giờ có thể
dùng chữ họ để nói về
Cha Mẹ mình!
Càng tệ hơn,
đọc trong một truyện ngắn:
- Những
người đẻ ra tôi chẳng
bao giờ để ý đến những
cố gắng mà tôi lo cho chúng!
Tại sao không
viết Cha Mẹ tôi mà lại viết
Những người đẻ ra tôi?
Tại sao không
viết lo Cha Mẹ mà lại viết lo cho chúng?
Trong mục Thư
Tòa Soạn của một tuần báo có
trích Thư Ðộc Giả:
-..."Tôi rất
hoan nghênh mục Tìm Bạn Bốn Phương
của bản báo...
Chữ bản
báo ở đây, lẽ ra phải
viết là ... quý báo. Chúng
ta đều hiểu, khi viết về tờ
báo của mình mới ghi là bản
báo. Còn nói về tờ báo
mà mình liên lạc, nên ghi là
quý báo.
Cũng như người
ta thường hỏi tên của người
đối diện:
- Xin vui lòng
cho biết quý danh. Không bao giờ
có ai hỏi... bản danh!
Thiển ý
và đề nghị của NV:
* Khi dùng
từ quyù , xin nhớ là chữ
quý không hề là số nhiều.
Ta quen viết hay nói: Thưa Quý Vị,
và được hiểu rộng là
tất cả các vị đang có mặt.
Thực ra không phải như vậy. Nếu
muốn thưa tất cả mọi người,
nên dùng cụm từ các quý
vị. Nhưng người mình đã
quen dùng quý vị để chỉ số
nhiều, tưởng cũng nên chấp
nhận.
* Khi viết về
người đàn bà có chồng
là quân nhân đã hy sinh vì
nước, thường viết là
quả phụ của Tử Sĩ. Nếu chỉ
viết quả phụ, thì hiểu là người
đàn bà nói chung mà chồng
đã mất!
* Khi viết về
trẻ mồ côi, có thể viết cô
nhi, không nên viết các em bé cô
nhi.
* Khi viết về
nơi ở của gia đình binh sĩ,
nên viết Trại Gia Ðình Binh Sĩ;
không nên viết Trại Gia Binh, vì chữ
gia binh thường được dùng
để nói đến các binh sĩ
làm việc trong nhà của các ông
bà ... lớn.
* Khi viết về
bà vợ một ông lớn , ví
dụ Thủ Tướng VNCH, nên viết
bà XYZ (tên chồng), phu nhân của Thủ
Tướng VNCH. Không nên viết Bà
Thủ Tướng, trừ khi người
đàn bà làm Thủ Tướng,
như các Bà Thủ Tướng Ấn
Ðộ, Anh Quốc... Như vậy ở
Miền Nam VN (ngày xưa) không nên dùng
cụm từ Bà Ðại Tướng
XYZ, vì trong Nữ Quân Nhân QLVNCH, người
mang cấp bậc cao nhất là Ðại
Tá (Trần Cẩm Hương).
* Khi viết về
người đàn ông góa vợ
lấy vợ khác, chữ Hán là
tục huyền. Còn người đàn
bà góa chồng bước đi
bước nữa, chữ Hán
là tái giá. Nếu nói bạn trai...
tái giá, chỉ là một kiểu nói
đùa! Tái giá là người
đàn bà xuất giá lần nữa.
Cùng nghĩa với ... tái tiếu
là cười lần nữa, cũng
có nghĩa là tái giá. Bà
Tương Phố trong bài thơ khóc chồng
có những câu:
- Bước
đi âu cũng thương nhau,
Dừng chân
đứng lại cơ mầu dở
dang.
Dây loan chắp
nối đoạn tràng,
Ngâm câu
tái tiếu, hai hàng lệ sa!
* Khi viết chữ
Hán chúc mừng hôn lễ, nên
dùng cụm từ Loan Phụng (hay Phượng)
Hòa Minh. Loan là chim Phượng mái,
Phụng là chim Phượng trống. Không
nên viết Long-Phụng Hòa Minh, vì Long
là con rồng được hiểu là
giống đực. Lại nữa rồng
trong truyền thuyết không phải loài
chim. Chúng ta đều biết: Long, Ly, Quy,
Phụng là tứ linh, là bốn thần
vật (trong truyền thuyết) khác biệt
nhau, không thể kết đôi.
* Khi viết về
những chữ kỵ húy, nên thận
trọng để tránh sai lầm.
- Ví dụ họ
Huỳnh (Miền Trung và Miền Nam) Hoàng
(Miền Bắc) cũng chỉ là một
họ, vì kỵ húy
Ðoan Quốc Công Nguyễn Hoàng... vân
vân ...
- Ví dụ hai
chữ trong bát quái: Càn (Miền
Bắc) và chữ Kiền (Miền Trung
và Miền Nam) cũng chỉ là một
chữ. Nguyên do Kiền đổi thành
Càn là kỵ húy từ đời
nhà Trần (khoảng năm 1230) vì đây
là chữ thứ hai trong tước
phong Phụng Kiền Vương Trần Liễu...
vân vân...
Viết đến
đây, NV sực nhớ một câu
chuyện, xin kể hầu bạn đọc:
Người
Trung Hoa dựng vợ, gả chồng cho con
em, thường tránh người đồng
tông, tức cùng một họ, bất
kể là họ xa, hay người dưng
nước lã. Họ tán thành
đôi con dì, con cô con cậu lấy
nhau, vì cả hai không cùng một họ,
trái với người Việt thường
không chấp nhận như thế, dù trong
phương ngôn có câu:
- Ðôi
con dì, rù rì lấy nhau!
Ở Chợ
Lớn trước đây có
cuộc hôn nhân không thành, vì
nhà trai họ Chu, nhà gái họ Châu.
Nguyên do vì không phải người
Hoa nào cũng biết chữ Hán,
nên cô gái họ Chu và chàng
trai họ Châu (đều không viết
và đọc được chữ
Hán) đã yêu nhau. Khi gia đình
hai bên biết được, cuộc hôn
nhân không thành, vì Châu và
Chu là cùng một họ.
Nguyên do Chu đã
được đổi thành Châu
vì kỵ húy của Minh Vương Nguyễn
Phúc Chu. Ðến nay phần lớn
các tỉnh miền Trung và Nam VN vẫn
dùng âm Châu, đọc là Châu
Văn Tiếp, Ngô Tòng Châu thay vì
Chu Văn Tiếp, Ngô Tùng Chu như các
tỉnh Miền Bắc.
* Khi viết về
những chữ gốc Hán. Theo NV, tốt
hơn hết là tránh dùng từ
Việt Hán, khi có thể được,
để tránh việc dùng sai.
- Ví dụ sầm
uất có nghĩa là nơi thâm sơn
cùng cốc, u buồn vắng vẻ. Thế
mà đã có sách in sầm uất
có nghĩa là nơi thị tứ
đông vui!
- Biểu muội,
biểu ca là những từ dùng
để chỉ các anh chị em con cô
con cậu hay đôi con dì của người
Trung Hoa. Những từ này không...
Việt Nam chút nào, chúng ta không
nên dùng.
* Hiền và
Ngu
Trong văn chương
Trung Hoa, người tư xưng thường
dùng chữ Ngu tỏ ý khiêm tốn.
Còn nói với người khác
thì dùng chữ Hiền, tỏ ý
tôn trọng. Ví dụ: "Ngu huynh đã
biết ý hiền đệ" Vậy cụm
từ hiền huynh không phải để
tự xưng, mà dùng để nói
với bằng hữu hay người
em đối diện.
* Mãi và
Mại
Một số các
bạn ta thường ít để ý,
khi dùng hai từ Mãi và Mại.
Ðây là hai chữ Hán: Mãi
là mua, Mại là bán. Vây một
bé gái bị bán vào động
chứa, buộc phải hành nghề mại
dâm (bán dâm), không phải mãi
dâm (mua dâm).
* Những chữ
đồng âm trong Hán Tự
Chữ Hán
rất nhiều đồng âm. Ví dụ
có đến 13 chữ Minh. Chữ
này có nhiều nghĩa, tùy theo bộ.
Chữ Minh có bộ Nhật nghĩa là
sáng, bộ Mịch là tối, bộ Thủy
là biển, bộ Mãnh là thề, bộ
Thảo là trà như Hương Minh là
trà thơm... Nhưng trong chữ Việt
đều viết là Minh, vậy xin đề
nghị nên tùy theo nội dung mà dùng
để tránh lầm lẫn.
* Những từ
đảo ngược lại có nghĩa
khác nhau.
Chữ, Tiếng
Việt có những từ đảo
ngược mà cùng nghĩa, như ái
ân, ân ái; yêu thương, thương
yêu... Nhưng chữ Hán không phải
vậy: Hạ Thành: Ðánh chiếm lấy
thành của đối phương; Thành
Hạ: ở dưới thành. Yếu
Ðiểm: Nơi quan trọng nhưng điểm
yếu lại là chỗ kém cỏi. Xin
được lưu ý.
* Nhân viết
đến chữ Ðối Phương,
NV từng nghe một câu: "Anh tỏ tình
với cô B. vậy phản ứng của
đối phương ra sao?" Ðối phương
ở đây là cô B. Cách nói
này không phải Việt Nam. Chúng ta không
nên dùng. Vào trường hợp
này, Ta nói... phản ứng của
cô ấy ra sao?
* Những chữ
thừa.
* Khi viết về
người lính, có thể viết
quân nhân, hay người lính, hay
chiến sĩ. Nếu viết người
quân nhân là thừa chữ người.
* Khi viết cụm
từ thiếu phụ ta hiểu là người
đàn bà trung niên. Như vậy không
nên viết :"Người thiếu phụ
này còn trẻ". Cũng không cần
dùng cụm từ người thiếu
phuï, chỉ viết thiếu phụ cũng
đủ.
* Một người
nằm xuống, nếu từ 59 tuổi trở
xuống thì nên ghi là hưởng
dương. Từ 60 trở lên mới
ghi là hưởng thọ.
* Nên phân
biệt Tiếng và Giọng.
Người
Việt chỉ có tiếng Việt phổ thông
từ Nam chí Bắc và tiếng của
các dân tộc tiểu số.
Tiếng Việt
phổ thông có nhiều giọng nói,
và cách diễn đạt tùy địa
phương: giọng Bắc (thành thị, thôn
quê); giọng Trung (Nghệ An, Hà Tĩnh,
Quảng Bình, Quảng Trị, Huế, Quảng
Ngãi, Nha Trang...) giọng Miền Nam...
Do vậy mà
không nên nói và viết: tiếng
Bắc, tiếng Trung, tiếng Nam!
* Nhập gia tùy
tục.
Tính chất
địa phương rất quan trong trong cách
nói và viết, - tiếng và chữ
– Việt.
Ví dụ: Người
Miền Bắc nói chuyện với người
Miền Nam, không nên nói: -" Thằng
cả nhà tôi..." Vì chữ Cả
trong Nam rất quan trong, chỉ danh Ông Cả,
một vị chức sắc đứng
đầu hội đồng xã. Người
con đầu lòng trong Nam được
danh xưng cô hay cậu HAI, không ai dùng
tiếng hay chữ Cả!
* Chữ Hán,
Chữ Nôm.
Chúng ta đều
biết, do ảnh hưởng của cả
ngàn năm Bắc thuộc, văn tự
mà chúng ta dùng hôm nay có đến
hơn phân nửa là những từ
Hán đã Việt hóa. Nhiều từ
còn giữ luôn cách đọc
của chữ Hán của Cha Ông để
lại. Có những từ không thể
thay bằng chữ Nôm, như Hạnh Phúc,
Hòa Bình, Tự Do. Cũng vì chúng
ta có rất nhiều từ chữ
Hán, nên tiếng nói và chữ
viết rất phong phú. Nói Tình Mẫu
Tử, hay Tình Mẹ Con cũng được
hiểu như nhau. Ta thấy chữ Tình,
nguyên là chữ Hán đã
Việt hóa, không thể thay bằng chữ
Nôm, vì chữ Nôm cũng viết
Tình y như chữ Hán. Cha Ông ta,
khi sáng tạo ra chữ Nôm (tức
chữ Nam), đã dùng những
chữ Hán ghép lại. Chữ nào
dùng sẵn đã quen mà mọi người
đều hiểu ý, thì không cần
ghép thêm chữ để tạo ra
chữ mới nữa. Ví dụ:
- Trăm năm
trong cõi người ta,
Chữ tài,
chữ mệnh, khéo là ghét nhau.
Hai chữ tài,
mệnh sẵn có trong chữ Hán,
nên trong bản Truyện Kiều chữ
Nôm vẫn dùng Hán tự để
viết.
* Khi viết cụm
chữ Hán, hoặc dùng chữ
Hán Việt, hoặc dùng chữ Nôm.
Hai thứ chỉ nên chọn một. Do vậy
mà khi viết về người đàn
bà góa chồng, có thể viết
quả phụ (từ Hán Việt) hay bà
góa. Không nên viết nửa chữ
nửa nôm như góa phụ!
Trên đây
chỉ ghi một vài thiển ý và đề
nghị của NV, dám mong được
các vị phụ huynh quan tâm hầu giúp
con em chúng ta bảo tồn và phát
huy Việt ngữ tại hải ngoại.
Bài viết
còn nhiều thiếu sót, xin các vị
Cao Minh bổ túc cho.
Vạn tạ.
Hoa Thạnh Ðốn
Tiết Xuân Phân, năm Giáp Thân
(2004)
Hoàng Ngọc
Liên
|