Aát Dậu
(1945) Xuân xơ xác ruộng đồng
Nạn đói
bắt đầu ló dạng
Hết vừng,
ngô, sắn, khoai, giong.
Chợ làng
đâu còn gì mua bán!
Ðọt bí,
bầu, củ chuối cũng xong
Thoi thóp thân
gầy thôn dân đói lả
Gục bên
lề đường, nhiều xác trôi
sông!
Tháng ba mây
đen vần vũ
Vụ lúa
chiêm không đủ lót lòng
Trai tráng
trong làng tìm ra Kẻ Chợ
Ninh Bình, Nam
Ðịnh, Phủ Lý, Hà Ðông
Nhiều người
ra đi không về nữa.
Hoà Hội
Năm Tư (1954) chia đôi đất nước
Bờ Nam,
bến Bắc đứt đoạn cho đành!
Người
ra đi tìm tự do, no ấm
Tết năm
Bính Thìn (1976) đầu đã
bạc
Thân nặng
nề trên những bước chân.
Kiếng mắt
lại nhòa thêm nửa độ,
Làm thơ
thiếu hứng chẳng ra vần.
Mà nghe nao
nức mùa Xuân tới
Còn có
gì đâu để đón Xuân
Thì cũng
nhớ ta thêm một tuổi,
Là thêm
cay đắng vị phong trần.
Nửa đêm
thao thức không hương nến,
Khói thuốc
mông lung ngỡ khói trầm.
Như thấy
hiện trong màn ảo ảnh,
Bao nhiêu ngương
mặt của người thân.
Nam nay Mẹ thắp
hương thờ Tổ,
Rưng lệ
thương con, Mẹ khóc thầm.
Lũ cháu
nghẹn ngào không thấy bố
Về mừng
tuổi nội buổi đầu năm.
Biết đâu
bố vẫn còn thao thức,
Ðã trắng
đêm rồi chẳng thấy Xuân.
Chỉ tiếng
sương gieo từng hạt nặng,
Trên căn
nhà trống lạnh căm căm.
Giang sơn còn
đó ngoài khung cửa,
Chẳng đóa
hoa nào nở trước sân.
Ánh sáng
giáo đường xa diệu vợi,
Mông lung hồn
gửi tiếng chuông ngân,
Nương
theo cảnh sắc trong mơ ảo,
Một thoáng
phiêu du cõi mộng Xuân.
Về lại
làng quê trên đất Bắc,
Chào đón
giao thừa pháo nổ ran.
Rực sáng
bàn thờ dâng của lễ,
Kính thờ
Thượng Ðế, tưởng nhớ
tiền nhân.
Năm Mới
ơn Trời cho đoàn tụ,
Yêu thương
làm sức mạnh tinh thần.
Khấn xin cho
được nhiều ơn phước,
Với những
niềm hy vọng chứa chan.
Mở toang
cửa đón mừng Nguyên Ðán,
Khung trời
tràn ngập một màu Xuân.
Cây nêu
rủ xuống cung vôi trắng,
Mủi tên
xua đuổi quỷ Sa Tan.
Rung rinh hội
trống chèo thôn Bắc
Rộn rã
hồi chuông lễ xóm Nam.
Hương khói
Chùa Trên "A Di Ðà Phật"
Nguyện cầu
cho quốc thái, dân an.
Sực nghe
tiếng kẻng năm giờ sáng,
Lại trở
về đây, cảnh lạc đàn.
Gió sớm
sương khuya còn thấm lạnh,
Len vào nỗi
nhớ lạnh tâm can.
Trắng tay mộng
vỡ đâu còn mộng,
Ðã hợp
sao rồi lại cách ngăn?
Sông núi
nào đây? Sông núi cũ,
Mà trong hội
tụ có ly tan.
Ý thơ
lạc lõng không còn ý,
Nhạc dạo
cung thương lạc phím đàn.
Xúc cảm
đâu đây nghe vọng lại,
Khúc buồn
Dương Tử Long Giao Ngâm.
Bức tranh
vân cẩu ngày buông súng,
Hằn lại
trong tim nỗi nhục nhằn.
Ðã không
tự xử, không gan dạ
Làm Mạc
Ly Châu, Nguyễn Khoa Nam...
Thì chấp
nhận theo dòng lịch sử
Ðể xem
bại, thắng cuộc cờ tàn.
Trả giá
đương nhiên cho mệnh số,
Ðã đành
khi nước mất, nhà tan.
Sau tháng Tư
Ðen, vào thử thách
Giữa cuộc
chơi này tạm ghé chân.
Chỉ mới
bắt đầu, mùi tục lụy
Nào đâu
vị đắng, nỗi gian truân.
Cung đàn
Thục Vũ quên cay đắng,
Thấm thía
lời thơ Hà Thượng Nhân.
Trót đa
mang chút tình văn nghệ
Xin gọi là...
khúc mưỡu đầu năm:
Long Giao - Suối
Máu
Tiếng sáo,
đàn ai tấu nhạc vào thơ.
Hà chưởng
môn gieo vận "Ly Cơ
Khúc thi nhạc
giao hòa duyên ThụcVũ
Trong ý nhạc,
lời thơ tâm sự,
Ðường
thế trần cho nếm đủ chua cay.
Khói thuốc,
hương trà như ướp men say,
Thì cứ
sống những ngày diễm ý.
Câu tri túc
cảm thông tình tri kỷ,
Mải mê
thơ, thú vị một cung đàn
Quên chuyện
bên ngoài, hội tụ với ly tan!
T ừ bữa
chen chân vào hỏa ngục,
Mới đó,
đây mà đã hai năm.
Con tàu chạy
ngược về phương Bắc,
Bỏ lại
sau lưng những lỗi lầm.
Trong những
nguyên do làm mất nước,
Ắt hẳn
là ta đã góp phần.
Giữa năm
Bảy Sáu qua quê cũ,
Ðến
tận Sơn La, đồi hoa Ban.
Lòng đất
gửi thịt xương Thục Vũ,
Nóng cháy
da và lạnh thấu gan.
Ðói
cơm, thiếu thuốc bao nhiêu kẻ
Chưa muốn
ra đi cũng thát trần.
Những
giọt máu tù rơi thánh thót,
Với mồ
hôi chảy quyện bàn chân
Rừng trải
triền cao, mây vướng núi,
Suối trắng
đèo tranh, nước đổ ngàn.
Bóng tù
thấp thoáng màn tre nứa,
Ðem niềm
tin chống trả thời gian.
Gai góc, rắn,
sâu, bò cạp, vắt,
Ðủ cho
gia vị đọa đầy thân.
Nhưng vẫn
sáng ngời lên ánh mắt,
Vẫn tự
hào chánh đạo, nghĩa, nhân.
Bảy Tám
chuyển đời qua Yên Hạ,
Bắt đầu
trả món nợ công an.
Mới hay
trong đám người thua trận,
Khá nhiều
đồng tuyến chẳng đồng tâm.
Nỗi đau
của kẻ vừa buông súng.
Chưa thấy
mờ đi những vết hằn.
Ðã thấy
bạn tù vừa trở mặt,
Cúi đầu
theo đóm để ăn tàn.
Lúc vừa
nghe mất Lê Văn Thuận,
Phạm Văn
Sơn và Nguyễn Văn Năm.
Cũng vào
giữa năm Bảy Mươi Chín,
Nguyễn Mạnh
Côn mất ở trong Nam.
Tám Mươi
lại chuyển đi Thanh Hóa,
Ðến
trại Thanh Phong, huyện Như Xuân.
Ðất
Lào vừa vặn đường
dao ném,
Rừng Lim
hun hút, đất khô cằn.
"Cách Mạng"
đốt rừng làm phân bón,
Nước
nguồn đổ xuống đầu tháng
năm.
Lụt cuốn
gọn đi bao "thu hoạch",
Trôi phăng
mất tích Cao Quản Chơn!
Lũ trẻ
trại bên tù hình sự,
Mấy ngày
đêm không có gì ăn!
Chỉ thấy
toàn xương da xám ngắt,
Chỉ thấy
đầu dính với tay chân!
Thanh Phong, ướp
gió Lào nung nấu,
Lại gặp
anh em Biệt Kích Quân.
Từ buổi
chia tay rời đơn vị,
Thế mà
đã sắp hai mươi năm!
Ðâu phải
ra đi là vĩnh biệt,
Nắm chặt
bàn tay, trao đổi ân cần.
Cuối năm
nghe nỗi nhà tang tóc,
Ðau lòng
vĩnh biệt những người thân:
Mẹ đã
lên trời không gặp mặt,
Vợ vừa
về đất chẳng đưa chân.
Con trai câm
điếc từ thơ ấu,
Cũng vội
đi giữa tuổi thanh xuân.
Bức thư
báo tử 3 nngười mất,
Ðến
trại tù vừa đúng nửa
năm!
Tám Hai di chuyển
ra Thanh Hóa,
Xe lửa
Thống Nhất trả về Nam.
Buổi sáng
đợi tránh tàu ga Huế,
Có em bé
gái tuổi mười lăm.
Quẳng vội
lên toa vài gói thuốc
Túi vải
thô đầy những đồ ăn.
Rồi chạy
vội đi, không kịp nói,
Bên đường
thấp thoáng bóng công an.
Nước
mắt lưng tròng, người bạn
già tức tưởi,
Không khóc
đời tù mà khóc mối
tình thâm!
Chập tối
hôm sau qua Ðà Nẵng,
Ðuốc
sáng trải dài tới Hội An.
Một thanh niên
quơ lửa lên, mừng tủi:
- Các bác
về Nam! Các bác về Nam!
Và: "Các
bác ráng giữ gìn sức khoẻ!"
" Cho gửi
Sài Gòn lời thăm! Lời
thăm!"
Lại có
tiếng gào theo gió cuốn,
Mấy cô
thôn nữ ga Tua Chàm: (1)
-" Các bác
sống rồi, xin hãy đợi,
Có một
ngày, chúng cháu sẽ vô thăm!"
Hai chín tháng
tư ra Thuận Hải,
Ở khu
nhà "Ðỏ" trại Hàm Tân.
Tại đây
gặp Lê Huy Linh Vũ,
Anh Hoa, Tô
Thùy Yên, Ðặng Trần Huân....
Tháng tám
Tám Tư vừa vĩnh biệt
Người
bạn ngày xưa: Ðoàn Bội Trân!
Tám Lăm
chuyển trại qua Thủ Ðức (2)
Ở tù
thấm thoát mà... mười
năm!
Món nợ
không vay mà phải trả,
Xem chừng
chưa xứng đáng đồng cân.
Nghĩa trang
tù thêm nhiều mộ mới,
"Nợ máu"
đòi thêm kẻ trả dần.
Tám Tám
có trong tay tấm Giấy
Ra Trại
rồi, từ giã Hàm Tân!
Nhớ Bạn
Tù, bao nhiêu người nằm xuống,
Nợ Núi
Sông đem trả xác thân.
Nhớ Bạn
Tù, bao nhiêu người ở lại,
Tiếp tục
khổ sai sau mười ba năm.
Nhớ bạn
tù, bao nhiêu người tàn phế,
Bị bạo
hành trong Ngục Ðỏ trần gian.
Chuyến xe hàng
chạy về thành phố cũ,
Không lấy
tiền người thất thế, sa chân.
Sao những
nẻo đường xưa xa lạ quá
Sông núi
còn, nước mất, ôi Việt
Nam!
Xe đến
Sài Gòn, như một thành phố khác,
Ôi ba mươi
tháng tư năm Bảy Mươi Lăm!
1976-1988
(1) Ga Tour Cham. (Phan
Rang)
(2) Tức trại
Z30D thuộc tỉnh Phan Thiết.