Trang nhà
HOÀNG NGỌC LIÊN



 

Tản bút của Hoàng Ngọc Liên

Con Em Chúng Ta:
Trẻ Thơ Việt Nam Trên Quê Hương Mới

Cách đây khoảng gần năm năm, tôi đến khu Nations Ford, thành phố Charlotte thuộc Tiểu Bang North Carolina, thăm gia đình Kim Dung, con gái bà bạn đồng nghiệp "gõ đầu trẻ" cùng thời với tôi ở Việt Nam trước 1975. Tôi rất ngạc nhiên khi nghe Nancy, con gái Kim Dung, lúc đó mới tuổi, đọc vanh vách:

- Công Cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ Mẹ, kính Cha,
Cho tròn chữ Hiếu, mới là đạo con!

Chẳng những thuộc nhiều ca dao, bé Nancy còn biết kể chuyện cổ tích cho tôi nghe:

- Ngày xưa, có anh Trương Chi,
Người thì thật xấu, hát thì thật hay
Cô Mỵ Nương ở Lầu Tây,
Con quan Thừa Tướng, ngày rầy cấm cung...

và:

Bà Trưng quê ở Châu Phong,
Giận người tham bạo, thù chồng chẳng quên.
Chị Em nặng một lời nguyền,
Phất cờ nương tử, thay quyền tướng quân...

Tôi làm bạn với Nancy cả ngày để nghe Bé đọc ca dao và xen vào những bài hát, như Quốc Ca Việt Nam:

- Này Công Dân ơi! Ðứng lên đáp lời Sông Núi..

Như :

- Kho?e vì nước, kiến thiết quốc gia...

Tôi còn ngạc nhiên vì Nancy thuộc cả thợ.. Bút Tre:

- Tin đâu như sét đánh ngang,
Bác Hồ đang sống, chuyển sang từ trần!
....

Thì ra, do bà Ngoại cháu dạy. Bà bạn tôi ở đây, khi bé mới được sanh ra vào đúng ngày 25 tháng 12, cho đến nay (1994). Bà ru cháu bằng Ca Dao, như đã từng ru Mẹ cháu, dì và cậu của cháu. Bà ru đi, ru lại, à ơi. Cháu nghe mãi rồi thuộc lòng, cả những câu cháu không hiểu nghĩa:

- Thương người tất tả ngược xuôi,
Thương người lỡ bước, thương người bơ vơ.
Thương người ôm dắt trẻ thơ,
Thương người tuổi tác già nua, bần hàn.
Thương người quan, quả, cô đan....
Thương người đói rét, nằm ran kêu đường.
Thấy ai đói, rét thì thương,
Rét thường cho mặc, đói thường cho ăn.
Thương người như thể thương thân...

Birthday của cháu là 25 tháng 12, nên cháu vẫn khoe với các bạn:

- Nen Xỳ là em của Chúa!

* * *

"Cô Bé" tí nị thứ hai mà tôi mới gặp, là cháu nội của bạn tôi (Anh Ba Bà Chúa Xứ),: cháu Nguyễn Phi Yến, bốn tuổi.

Tôi ngồi bên cạnh Phi Yến, nghe cháu nói:

- Thăm Nội rồi, cũng đi thăm Ngoại nữa!

Cảm ơn bố mẹ cháu, cảm ơn ông bà Nội, ông bà Ngoại cháu và những người thân của cháu, đã cho tôi niềm hạnh phúc được nghe cháu nói tiếng Việt.

Bà Nội cháu kể:

- Có lần Phi Yến nói sai, khi ho?i tôi: "Bà là vợ của Ông Nội, phải không?"

Tôi trừng mắt nhìn cháu. Nó sợ quá, níu lưỡi:

- Cháu nói sai rồi?

Tôi gật đầu:

- Ðúng là cháu nói sai. Không bao giờ cháu được nói... vợ của Ông Nội, mà phải nói là... Bà Nội.
 

* * *

Thêm một Cô Bé nhỏ tuổi hơn: mới ba tuổi: Nguyễn Thị Duyên Anh, cháu ngoại Phan Trọng Sinh, tiếng Việt rành rẽ. Xin theo dõi câu chuyện giữa hai bà cháu, như dưới đây:

- Mặt bé giống mặt bà Phú!

- Cháu không thích Bà Ngoại nói vậy!

- Tại sao?

- Cái mặt của cháu là cái mặt của cháu!

- Giống ai?

- Giống Mẹ!

Một cậu bé mười tuổi, cháu ngoại của ông bạn tôi ở Seattle, WA, cúi đầu, khoanh tay chào tôi, sau khi được ông bạn tôi nói với cháu, tôi là bạn của ông từ xa đến thăm:

- Thưa Ông, cháu mừng ông mới tới.

Tôi xoa đầu cháu:

- Ngoan, ai dạy cháu nói tiếng Việt sõi vậy?

Cháu lễ phép:

- Thưa ông, Bà Nội cháu dạy cháu.

* * *

Ðó là những trẻ em có được Bà nội hay Bà Ngoại bên cạnh, hay là Mẹ của Bé không đi làm.

Cách đây ít năm, khi được tin hiệu sách VN của ông bạn Trần Long Hồ ở Virginia không còn hoạt động nữa, tôi nghe xót xa trong lòng. Tôi có lo xa quá không, khi nghĩ rằng, chi? khoảng vài chục năm sau, có thể sẽ không còn hiệu sách VN nữa!

Nhưng người Việt còn, thì Tiếng Việt, chữ Việt còn, như vậy sách báo chữ Việt ở các Cộng Ðồng Việt Nam Hải Ngoại sẽ không bao giờ thiếu. Mà chữ Việt, tiếng Việt còn là do chúng ta, những người Việt Hải Ngoại mang theo Quê Hương và Văn Hóa Việt trải rộng khắp các nơi trên Hoàn Vũ, truyền đạt cho Trẻ Thơ Việt để mãi mãi Văn Hóa Việt được bảo tồn và phát hụy.

Thực ra, hy vọng này của tôi chớm nở từ lần gặp một thiếu niên Việt trong Thư Viện của thành phố Portland, Tiểu bang Oregon.

Hôm ấy, nhờ tấm thẻ của con gái, tôi được sử dụng một PC 60 phút. Trong khi chờ máy khởi động, tôi nhìn qua người bên cạnh, cậu ta đang chăm chú nhìn ecran: chuỗi hình thành phố Huế với Ngọ Môn, điện Thái Hòa.

Tôi buột miệng:

- Cháu là người Việt Nam?

- Cháu tên Hòa, chào ông!

Tôi vui vẻ:

- Chào cháụ. Tôi thiệt vui mừng được nói tiếng Việt với cháu.

Hòa nhìn tôi chăm chú:

- Cháu chưa gặp ông lần nào. Ông ở xa mới tới?

Tôi gật đầu:

- Phải rồi. Tôi ở Cali lên đây thăm các con.

- Chúc mừng ông đến Portland. Thành phố chúng cháu hầu như quanh năm ít khi thấy mặt trời. Mùa Ðông thường có tuyết. Nhiều khi lạnh cắt dạ Nhưng chúng cháu ở mãi cũng quen...

Rồi cậu ta ngập ngừng:

- Ông có thì giờ không? Xin vui lòng cho cháu biết vài điều mà cháu không ho?i ai được!

Tôi vui vẻ:

- Cháu cứ nói đi!

- Vậy ông cháu mình tắt máy. Cháu mời ông ra phòng khách để cháu tiện thưa chuyện.

Nói xong, Hòa thân mật cầm tay tôi kéo đi.

Sau khi kêu hai ly nước lạnh, Hòa bắt đầu tâm sự:

- Thưa ông, cháu được sanh ra và lớn lên ở thành phố này. Ngoài Ba Mẹ, cháu không nói tiếng Việt với ai nữa. Trường học tuy có bạn người Việt, nhưng chẳng ai nói được tiếng Việt. Nhà trường không dạy cháu địa lý Việt Nam, nhưng có chi? qua về quốc kỳ của nhiều nước. Cờ VN nền đỏ, có ngôi sao vàng chính giữa. Nhưng ở trước cửa nhà cháu lại treo cờ Mỹ và 1 cờ nền vàng ba sọc đo?. Mẹ cháu nói đó là cờ Việt Nam! Ðiều này khiến cháu không hiểu. Cháu có hỏi, nhưng Mẹ cháu nói để bữa nào rảnh, Ba cháu sẽ kể chuyện Việt Nam cho cháu nghe, cả chuyện tại sao gia đình cháu lại đang sống ở Hoa Kỳ? Nhưng rồi hầu như ba cháu chẳng bao giờ rảnh, nên cho đến hôm nay, cháu cũng chưa được biết gì về Việt Nam! Mong ông chi? dạy cho cháu...

* * *

Ông cháu chúng tôi nói chuyện khá lâu, cho đến giờ Thư Viện đóng cửa mới chia tạy. Tôi kể cho Hòa nghe sơ lược về cuộc chiến Việt Nam, nguyên nhân cuộc di tản vĩ đại tìm Tự Do trong các năm 1975 ố 1979.. và còn kéo dài nhiều năm sau đó...

Hòa có xin địa chi? của tôi để liên lạc, nhưng cho đến hơn một năm sau, tôi mới nhận được tin của Cậu bé:

Portland, ngàỵ......

Thưa Ông,

Cháu kính thăm Ông an mạnh. Hơn năm nay, sau khi được ông chi? dạy, cháu đã tìm đọc thêm sách báo Việt ngữ để hiểu tường tận, lý do tại sao Ba Mẹ cháu lại vượt biển tìm Tự Do, để gia đình cháu có được cuộc sống hôm nay tại đất nước tuyệt vời này.

Cháu cũng đã lên Mạng Lưới Toàn cầu để biết rõ về cuộc sống không có Tự Do của người Việt trong Nước.

Cháu biết ơn Hoa Kỳ, đã hào phóng cho gia đình cháu được nhận "nơi này làm quê hương thứ hai", do vậy mà cháu được học hành nên người có ích cho bản thân cháu, và cho xã hội đang bao dung cháu.

Ðể đền đáp công ơn của Cha Bác, cháu nguyện sẽ cùng gia đình, bè bạn và những thân hữu, hết sức, gắng công bảo tồn va phát huy Văn Hóa Việt trên Quê Hương Mới, để Chữ Việt, Tiếng Việt mãi mãi tồn tại trong dòng Sử Việt của tất cả những người Việt Nam Hải Ngoại.

Trong niềm tin tưởng ấy, cháu chân thành kính chúc Ông sống lâu và hạnh phúc.

Trân trọng

Chàu Võ Ðức Hòa, Portland, Oregon.

Tôi nhận thư trên vào một ngày đầu Năm Mới 2005. Bức thư của cháu đối với tôi, đúng là nguồn an ủi và hạnh phúc.

Hoàng Ngọc Liên
 

| Trang bìa |
| Ðầu trang |