Trang nhà
HOÀNG NGỌC LIÊN



<hl2k@juno.com>


Truyện Hoàng Ngọc Liên 

Viết ngắn
DÊ TẾ THẦN
hay là Một Chuyện Hú Vía!


Câu chuyện bắt đầu từ khung cảnh làm thịt dê nửa thế kỷ trước. Ðây là một con dê "tế thần"!

Thông thường, bà con ta hay dùng cụm từ Dê Tế Thần để ám chỉ một "ai đó" ố kẻ thi hành - bị đem ra chịu tội thay cho "ai đó" đó ố kẻ chủ mưụ Còn trong bài viết này thì "dê tế thần" đúng là con dê "thủ phạm", không oan uổng nỗi gì!

Chẳng là vào một ngày cuối đông năm Nhâm Thìn (1952) tại một làng ven Sông Hồng, không biết từ đâu, một con dê sổng chuồng chạy tán loạn, đã húc đổ hàng rào mắt cáo bao quanh khu vực Miếu Thổ Thần. Nó đạp bể bát nhang, hương đèn, hoa trái rồi đâm đầu xuống một hố bom khá sâu, không ngoi lên được nữa!

Một vài người đi tỉa mạ về đã chứng kiến sự việc và kíp báo cho Trương Tuần làng biết. Chỉ vài giờ sau, con vật khốn khổ được trói chặt, cột vào cọc sắt cuối sân Ðình, chờ "Làng" xét xử!

Dĩ nhiên "Làng" phán nó tội chết, giao trách nhiệm mần thịt cho một trự đồ tể chuyên môn: Cai Bân! Nhiệm vụ này buộc Cai Bân phải thi hành chu đáo trước ngày 10 tháng Giêng năm Quý Tỵ (1953), với sự giúp việc đắc lực của Mõ Làng, để có mâm cỗ Cúng Thần đúng vào Ngày Ðộng Thổ Mồng Mười Tháng Giêng, theo Hương ước sở tại.

Ðúng vào ngày đã định, sáng sớm ngày Mồng Chín, dân Làng tề tựu tại sân Ðình để tận mắt chứng kiến Cai Bân làm thịt con dê đã xâm phạm Miếu Thổ Thần. Con vật bị treo ngược lên chiếc sà ngang.

Tay Cai Bân cầm chiếc roi ngựa, miệng la lớn:

- Các ông bà đã từng ăn thịt dê, có phải còn mùi lông trong thịt, hay tiết canh không?

Có tiếng đáp:

- Ðúng vậy!

- Hôm nay tôi mời quý ông, quý bà chứng kiến cách làm hết mùi lông.

Vừa nói, Cai Bạạân vừa giơ cao chiếc roi ngựa, quất liên hồi trên mình dệ Con vật oằn oại giãy giụa, nhưng không kêu được vì mõm nó đã bị giây lạt bó chặt.

Người ta đã thấy nước chảy từ mình dê nhỏ giọt xuống nền xi măng. Cai Bân cho biết đó vừa là nước tiểu, vừa là mồ hôi dê nhỏ xuống.

- Sáng nay ố Cai Bân nói tiếp ố trước khi trói mõm dê, tôi đã cho nó uống một cốc rượu "ngang". Ðây là cách tốt nhất để khi bị đánh, nó mau tiết ra càng nhiều mồ hôi càng tốt. Làm thịt dê theo cách này, huyết và thịt nó không còn mùi hôi nữạ

Có tiếng nói từ đám đông:

- Ông Cai chuyên làm thịt lợn (heo), mà cũng giỏi (rành) cả việc làm thịt dê nữa!

Cai Bân quay lại:

- Giỏi thì không dám, nhưng nghề đồ tể càng biết nhiều càng tốt. Lợn cũng vậy mà dê, chó, trâu, bò cũng vậy, có những cách chuyên môn làm thịt cho từng giống một. Cũng như các ông bà làm thịt con gà, con vịt. Nếu không biết cách, có khi lôi thôi, nhất là khi làm lông vịt!

Nói đến đây thì con dê đã mệt lử. Nhưng dĩ nhiên nó chưa chết, vì còn chờ Cai Bân cắt tiết, hãm tiết canh...

Trong số người làng chứng kiến cảnh Cai Bân làm thịt dê bữa đó, có bà Phó Cối C. đứng cạnh bà Phó May M..

Nguyên do cách xưng hô "Phó" ở nhà quê (Bắc VN), là ông C. làm thợ đóng cối xay lúa thì kêu là ông Phó Cối; ông M. làm thợ may (quần áo) thì kêu là ông Phó May.. Bà vợ ông Phó Cối thì kêu là bà Phó Cối... v.v....

Bà Phó May bảo bà Phó Cối:

- Cái ông Cai Bân này bà có biết ngày xưa làm chuyện gì không?

Bà Phó Cối cười:

- Ông ta đi lính, sang Tây, nghe đâu đóng lon (cấp bậc) Bếp (Binh Nhất)!

Bà Phó May cười theo:

- Nhưng người làng vẫn gọi là Ông Cai (Hạ Sĩ)! rồi bà nói nhỏ:

- Úi dào! Thiên hạ bao giờ chả tâng bốc nhau! Ði lính, đóng Bếp, đóng Cai thì cũng là sự thường. Ðằng này ngày xưa, trước khi đi lính sang Tây, Cai Bân đã làm nhiều chuyện... nói ra nghe xấu hổ (mắc cỡ) lắm!

Bà Phó Cối ngạc nhiên:

- Tôi chưa hề nghe nói!

- Cai Bân là dân ngụ cư làng ta thôi. Trước khi trôi giạt đến đây, ông ta ở đâu bên kia sông. Vì thành tích quá xấu, nên đã phải bỏ làng mà đi!

- Làm sao bà biết?

- Thì cũng do chính miệng bà vợ ông ấy.. kể ra!

- Vợ nói xấu chồng?

- Bà ấỵ.. kể lể, chớ không phải... nói xấu. Trong câu chuyện kể với cái ghen thường tình của phụ nữ, hầu như bà ấy ngụ ý... khoe chồng mình... đắt giá, từng được đàn bà mê mệt!

- Lạ nhỉ?

- Theo bà Cai Bân, ông ấy đã.. "thả dê" nhiều phen ở làng cũ. Thành tích khiến phải bỏ làng mà đi, vì tội quyến rũ vợ một Ngài Ðội (Trung Sĩ) Tây trong thời gian bà này về quê thăm Cha Mẹ. Ngoài Hà Nội, chẳng biết ai đưa tin là Bà Ðội đã bị Cai Bân... lẹo tẹo. Ngài Ðội tức tốc xin phép đặc biệt đi ô tô về tìm Cai Bân thanh toán. Cũng may, bà Quản Dương, vợ một viên Ách Chi Ðằng (Adjudant:Thượng Sĩ) Lê Dương (Ðạo quân Viễn Chinh Nhảy Dù Pháp), hàng xóm của Ngài Ðội cũng là người
làng, đánh "giây thép" (điện tín) báo tin nên Cai Bân mới kịp thời... bỏ làng, bỏ của chạy lấy người!

Bà Phó Cối chỉ tay:

- Bà coi, Cai Bân đang thọc huyết dệ Tôi phải về nhà, không muốn xem nữạ Chào bà!

- Chào bà!

* * *

Cai Bân kể với người quen (NQ):

- Tôi vừa ướm con dao sắc như nước vào cổ dê, vừa khấn thầm: "Sư phụ! Cái này là đệ tử chỉ thi hành lệnh... Làng! Mong sư phụ miễn tộị Ðệ tử dùng con dao sắc bén này, đi một đường ngọt sớt, để sư phụ đỡ bị đau đớn! rồi ông ta cười:

- Mình máu xấu, bà con nói là máu dê. Nay lại đi làm thịt dê, không khéo bị tổ trác. Cái nghề đồ tể của tôi không chừng ế khách! Nhưng tôi không còn con đường nào chọn lựạ Ðành phải thi hành thôi.

NQ:

- Nghe nói Ông Cai từng có nhiều thành tích về việc chiếm được trái tim phụ nữ. Chẳng hay trên... tình trường, có bao giờ ông bị... tổ trác chưa?

Cai Bân nheo mắt:

- Có đấy!

- Xin cho nghe đi!

Cai Bân chậm rãi:

- Chính cái bà Quản Dương, vợ một Ách Chi Ðằng Lê Dương nên bà con gọi luôn là Bà Quản Dương cho tiện, người đã báo tin cho tôi thoát nạn, là người tình của tôi đấy!

NQ trố mắt:

- Ông Cai thiệt là..

Cai Dương giơ tay:

- Tôi cần phải nói rõ một điều. Tuy là kẻ bị mang tiếng sàm sỡ, không đứng đắn, - có người còn kêu tôi là Cai Dê-, nhưng kẻ có máu... dê này chỉ lăng nhăng mới Me Tây (Phụ nữ VN lấy chồng là người Pháp). Âu cũng là một cách... trả thủ dân tộc, theo ý tôi! Còn phụ nữ Ta thì không bao giờ! Hồi năm 1949, sau khi quân đội Liên Hiệp Pháp nhảy dù xuống Phát Diệm, đường "canô" đi Nam Ðịnh được tái lập, tôi làm một chuyến ra Hà Nội, thăm người làng ở một Căng Ma Giê (Trại Gia Ðình Binh Sĩ). Thông thường, vào thời gian đơn vị hành quân, Căng Ma Giê không được náo nhiệt lắm! Các bà vợ lính, vợ xếp.. thường rủ nhau đánh bài tam cúc, bất, chắn ca. Cũng có mấy bà người Nam tụ nhau đậu chến Tứ Sắc. Tôi đến đúng vào dịp tiểu đoàn 2 Lê Dương - 2ème B.E.P (Chữ viết tắt của Bataillon Etrangers des Parachutistes) đi hành quân. Nhà cô em họ tôi có sòng chắn. Bà Quản Dương giữ một chân. Tôi sà bên cô em để... chầu rìa và có ý kiến ăn con này, đánh con kia, ra cái điều cũng trong tay nghề. Do vậy mà sau một lúc, bà Dương nói với tôi:

- Ông anh làm ơn cầm bài giùm em một ván. Em phải qua bên nhà coi con em còn ngủ hay đã thức!

Tôi vui vẻ cầm bài hộ bà tạ May quá, ván đó tôi "ù" Bạch Ðịnh, tức bài toàn quân trắng. Bà Dương trở lại thân mật vỗ vai tôi:

- Ông anh "đỏ" quá. Lát nữa, xin mời qua nhà em uống ly rượu!...

Thế là tối hôm đó chuyện phải đến đã đến. Nếu tôi "biết điều" rút lui đúng lúc thì đã không phải một phen hú vía! Bởi "ham" nên tôi ở "lỳ" tại chỗ... vài đêm, cho đến khi có tiếng đập cửa ầm ầm.

- Chết rồi, thằng chồng em về!

Tôi quýnh lên:

- Làm sao bây giờ!

Người đàn bà nhanh trí, lấy chiếc khăn tang vẫn treo đầu giường, cột ngang trán tôi và giục:

- Anh mau đến thắp nhang trước bàn thờ Mẹ em! Bà mới mất hai tuần nay, coi như anh ghé chia buồn. Em có cách!

Nói xong, bà la lên bằng tiếng... Tây:

- "Uyn mi nuýt"! (Chờ một phút) rồi ra mở cửa.

Tôi vội vàng đứng trước bàn thờ, đốt nhang, cúi đầu. Tên Ách Chi Ðằng lao vào. Bà ta giơ tay giới thiệu:

- "Mông cu danh Ba, vén đờ nhà quê, vi dít nốt tờ me moóc"! (Anh Ba là anh bà con của tôi mới từ quê ra đến viếng Mẹ mới mất của chúng ta)

Anh Quản thân mật bắt tay tôi, lắc lắc:

- "Xa vả Méx xì bố cu"! (Khỏe không? Cảm ơn nhiều)

Sau đó, hắn lôi trong tủ rượu ra một chai đế, rót hai chén rồi trao một chén cho tôi:

- "Boa oong cú! À nốt săng tê"! (Mời uống, chúc sức khỏe chúng ta)

Sau đó, bà Dương vội kiếm cách gỡ cho tôi thoát. Bà ta nói với chồng là ông anh họ đến chia buồn về Bà Thím vừa nằm xuống, xong rồi còn phải đi thăm người làng nên xin cáo từ.

Tôi lao ra tàu điện Chợ Mơ- Bờ Hồ về nhà người quen, Hú vía!...

Nếu không nhờ bà Quản Dương nhanh trí nghĩ ra chuyện anh họ thắp nhang trước bàn thờ bà Mẹ mới mất, có thể khẩu súng lục đeo bên hông "quan Quản" đã nhà đạn và bây giờ tôi đâu còn ngồi đây để nói chuyện với ông!

NQ gật gù:

- Thật là hú vía!

Hoàng Ngọc Liên


 
| Trang bìa |
| Ðầu trang |